Hen phế quản là một bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng tỷ lệ mắc ở trẻ em cao hơn người lớn. Nếu không điều trị hen phế quản kịp thời bệnh sẽ diễn biến nặng và dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như: hen phế quản cấp nặng, tràn khí màng phổi, suy hô hấp mạn, thậm chí có thể tử vong. Dưới đây là một số thông tin và cách dự phòng tái phát cơn hen phế quản.
Xem hình

Hen phế quản là gì?

Hen phế quản là tình trạng viêm mạn tính đường thở, làm tăng tính hoạt động đường thở (co thắt, phù nề, tăng tiết đờm) gây tắc nghẽn, hạn chế luồng khí vào đườngthở, làm khó thở, nặng ngực và ho tái diễn nhiều lần. Cơn hen thường xảy ra ban đêm và sáng sớm, có thể hồi phục tự nhiên hoặc do dùng thuốc.

Nguyên nhân của Hen phế quản? gồm 2 nhóm nguyên nhân

- Hen phế quản dị ứng:

+ Người bệnh hít phải các loại bụi như: bụi chăn đệm, các lông móng các loài gia súc như chó, mèo, chuột, thỏ, phấn hoa, cây cỏ, hay làm việc trong các xưởng dệt;

+ Ăn phải một số thực phẩm: tôm, cua, sò, hến, cà chua, trứng;

+ Người bệnh sử dụng thuốc aspirin, kháng viêm không steroid, pennicillin;

+ Nhiễm phải một số loại vi sinh vật như: vi khuẩn, nấm mốc, virus hợp bào đường hô hấp.

- Hen phế quản không do dị ứng.

+ Di truyền: Tiền sử gia đình có người bị Hen phế quản;

+ Gắng sức: Khi gắng sức và nhất là khi ngưng gắng sức;

+ Lạnh: Không khí lạnh;

+ Rối loạn nội tiết: thời kỳ mang thai, thời kỳ mãn kinh;

+ Yếu tố tâm lý: Tâm trạng lo âu, căng thẳng, chấn thương tình cảm.

Hen phế quản có triệu chứng như thế nào?

Các triệu chứng đầu tiên có thể xuất hiện như ngứa mũi, hắt hơi, chảy nước mũi, nước mắt, ho từng cơn, bồn chồn.

Tiếp theo, cơn hen xảy ra, khó thở, nhịp thở chậm, có thể nghe thấy tiếng rít hay tiếng khò khè khi bệnh nhân thở; lồng ngực bệnh nhân căng ra; tím ở đầu, tay, chân sau đó lan ra mặt và toàn thân.

Sau vài phút hay vài giờ, cơn hen có thể giảm dần. Bệnh nhân ho khạc đờm rất khó khăn, đờm đặc quánh. Khi khạc đờm ra nhiều báo hiệu cơn hen đã hết.


nỗ hu

Xử trí khi xảy ra cơn hen phế quản?

- Khi xuất hiện các dấu hiệu đầu tiên của cơn hen, việc cần làm là tránh xa các nguyên nhân gây cơn hen như phấn hoa, lông thú vật, hóa chất...;

- Cho bệnh nhân nằm ở nơi thông thoáng, giữ ấm cơ thể;

- Sử dụng thuốc cắt cơn hen. Nếu cơn  nhẹ có thể dùng ngay thuốc giãn phế quản tác dụng nhanh (phổ biến nhất là Salbutamol dạng hít, xịt) theo đúng chỉ dẫn. Nếu tình trạng khó thở không được cải thiện, thở vẫn nhanh và khó, phải cố gắng để thở; môi, đầu chi tím; khó nói, khó đi lại... thì cần gọi ngay cấp cứu hoặc đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí và điều trị kịp thời.

Bệnh hen phế quản có thể khỏi hoàn toàn được không?

Hiện nay, Hen phế quản không thể chữa khỏi hoàn toàn được mà chỉ có thể khắc phục bằng cách phòng tránh bệnh biến chứng nặng hơn. Tuy nhiên, hen phế quản hoàn toàn có thể kiểm soát được nếu điều trị bằng phương pháp thích hợp.


nỗ hu

Bác sỹ Bệnh viện Phổi tỉnh đang tư vấn cho người bệnh


Dự phòng tái phát cơn hen?

- Sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của Bác sĩ;

- Tránh các hoạt động thể lực không cần thiết;

- Tránh tiếp xúc bụi, khói và các chất kích thích;

- Tránh tiếp xúc với những người nhiễm trùng hô hấp;

- Tránh sử dụng những thực phẩm dễ gây dị ứng;

- Luôn giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển sang lạnh;

- Giữ môi trường trong nhà trong lành./.

BS Hà Nhi – TT TTGDSK

Tác giả: BS Hà Nhi – TT TTGDSK