Hội chứng tăng động, giảm chú ý ở trẻ em là một hội chứng tâm thần với biểu hiện không thể tập trung đầy đủ để hoàn thành một nhiệm vụ. Theo các chuyên gia tâm lý, đa số phụ huynh khi thấy con nghịch ngợm, không tập trung, ít giao tiếp mà chỉ cho là bé “hiếu động” quá mức, không nghĩ là bé bị bệnh thật sự, cần phải được đưa đi khám và điều trị sớm. Nhưng những biểu hiện “hiếu động” đó có thể là những biểu hiện trẻ mắc hội chứng tăng động, giảm chú ý mà các bậc phụ huynh cần quan tâm quan sát.
Xem hình
Ảnh: nguồn khoe24h.vn

Bệnh có tỷ lệ mắc bệnh từ 3%-5% trẻ tuổi đi học, nam nhiều gấp 3 lần nữ. Một số ít trẻ bị tăng động, giảm chú ý, tuy có chỉ số thông minh cao, nhưng kết quả học tập không tốt do trẻ kém chú ý, bất cẩn và hay quên.

Ở trẻ thường thể hiện một cách điển hình và liên tục không chú ý, hay lăng xăng hoặc cả hai, do đó cần đưa trẻ đến khám ở bác sĩ chuyên khoa để tìm hiểu bệnh sử từ cha mẹ hoặc thầy cô, khám lâm sàng nhằm tìm ra dấu tích các chấn thương (vết trầy xướt, dấu bầm tím, vết sẹo…) do trẻ thường gây ra tai nạn và thực hiện một số đánh giá chuyên môn để chẩn đoán bệnh.

Những biểu hiện trẻ “tăng hoạt động”

- Đứng ngồi không yên với tay, chân lăng xăng dưới bàn.

- Không chịu ngồi yên khi cần thiết.

- Chạy lòng vòng hay leo trèo liên tục.

- Khó tham gia các hoạt động với nhịp điệu chậm.

- Thường ở tư thế sẳn sàng.

- Nói rất nhiều.

- Sự hấp tấp, bốc đồng.

- Có khuy hướng bật ra câu trả lời trước khi nghe hết câu hỏi.

- Khó chờ đến lượt mình.

- Có khuynh hướng ngăn cản hay bắt mọi người theo mình.

Những biểu hiện trẻ “giảm chú ý”

- Thiếu chú ý chi tiết hay bất cẩn trong bài tập ở trường hay các hoạt động, công việc khác.

- Khó duy trì được sự chú ý trong các nhiệm vụ hay thực hiện các hoạt động.

- Ấn tượng nhất là bé không nghe khi được nói trực tiếp.

- Khó lòng theo một cấu trúc, hay chấm dứt công việc, nhiệm vụ.

- Khó tổ chức công việc, nhiệm vụ.

- Tránh hay không thích các nhiệm vụ hay công việc đòi hỏi các cố gắng về tâm lý như bài tập ở trường hay ở nhà.

- Khuynh hướng dễ dàng đánh mất những đồ vật cần thiết cho nhiệm vụ hay công việc như: đồ chơi, dụng cụ học tập ( sách bút,..)

- Xao lãng với các kích thích mạnh.

- Thường quên các hoạt động hàng ngày.

Đa số các triệu chứng trên phải thể hiện trước 7 tuổi. Các chuyên gia khuyến cáo các bậc phụ huynh: khi trẻ có nhiều hơn 6 triệu chứng ở mỗi nhóm với thời gian kéo dài trên 6 tháng, thể hiện ít nhất ở 2 môi trường trong và ngoài gia đình, phụ huynh cần hãy đưa trẻ đến các bệnh viện chuyên khoa Tâm thần kinh Nhi để được chẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả nhất.

Nếu phát hiện sớm và kiểm soát tốt rối loạn hành vi này, hoàn toàn có thể cải thiện các chức năng xã hội và học tập của trẻ, giúp thúc đẩy sự phát triển bình thường những kỹ năng cá nhân, xã hội và họctập của trẻ.

Tác giả: TT TTGDSK