Trong suốt thời kỳ mang thai, các bà mẹ cần đi khám thai ít nhất là 4 lần hoặc định kỳ theo hẹn của cán bộ y tế

1.Khám thai

Ngay khi biết mình có thai, các bà mẹ cần đi khám thai ngay để:

-Biết được tình trạng thai có bình thường không

-Phát hiện sớm các nguy cơ để được xử trí kịp thời.

-Được tiêm phòng uốn ván, hướng dẫn uống viên sắt-axit folic.

-Được tư vấn về sức khoẻ (dinh dưỡng, vệ sinh thai nghén, nuôu con bằng sữa mẹ, chăm sóc trẻ sơ sinh, kế hoạch hoá gia đình và các vấn đề liên quan khác).

-Thảo luận với cán bộ y tế để chọn nơi sinh an toàn.

Trong suốt thời kỳ mang thai, các bà mẹ cần đi khám thai ít nhất là 4 lần hoặc định kỳ theo hẹn của cán bộ y tế ở các thời điểm sau:

.Lần 1: Ngay sau khi biết mình có thai, trong vòng 3 tháng đầu:

+Để được quản lý thai

+Kiểm tra sức khoẻ mẹ

+Được hướng dẫn về các dấu hiệu bất thường và cách xử trí.

+Được tư vấn về sàng lọc trước sinh và sơ sinh: phát hiện bất thường ở thai nhi và trẻ sơ sinh.

+Tư vấn về các xét nghiệm cần thiết: phát hiện sớm các bệnh lây nhiễm, bao gồm cả HIV để dự phòng sớm lây truyền mẹ-con.

+Dự kiến ngày sinh, tư vấn lựa chọn nơi sinh.

.Lần 2: Vào 3 tháng giữa

+Kiểm tra xem thai có phát triển bình không

+Kiểm tra sức khoẻ mẹ

+Làm xét nghiệm và cung cấp các dịch vụ cần thiết

Lần 3 và 4:Vào 3 tháng cuối

+Được tiếp tục theo dõi sự phát triển của thai, sức khoẻ của mẹ.

+Được tư vấn và các vấn đề cần thiểt liên quan đến cuộc sinh đẻ.

+Tư vấn chuẩn bị cho cuộc sinh đẻ.

2.Tiêm phòng uốn ván

-Đối với người chưa tiêm chủng hoặc không rõ tiền sử tiêm vắc-xin hoặc chưa tiêm đủ 3 mũi vắc-xin có chữa thành phần uốn ván liều cơ bản:

Lần 1: tiêm sớm khi có thai lần đầu

Lần 2: Ít nhất 1 tháng sau lần 1

Lần 3: Ít nhất 6 tháng sau lần 2 hoặc kỳ có thai lần sau

Lần 4: Ít nhất 1 năm sau lần 3 hoặc kỳ có thai lần sau.

-Đối với người đã đủ 3 mũi 3 mũi vắc xin có chứa thành phần uốn ván liều cơ bản:

Lần 1: tiêm sớm khi có thai lần đầu

Lần 2: Ít nhất 1 thàng sau lần 1

Lần 3: Ỉt nhất 1 năm sau lần 2

-Đối với người đã tiêm đủ 3 mũi vắc-xin có chứa thành phần uốn ván liều cơ bản và 1 liều cơ bản và 1 liều nhắc lại:

Lần 1: tiêm sớm khi có thai lần đầu

Lần 2: Ít nhất 1 tháng sau lần 1

3.Uống viên sắt và axit folic

Phụ nữ mang thai cần uống viên sắt-axit folic/viên đa vi chất để phòng thiếu máu và giảm nguy cơ con bị dị tật. Liều dùng như sau:

+Mỗi ngày uống 1 viên kể từ khi phát hiện có thai. Nên uống trước khi mang thai 1 tháng.

+Nếu phụ nữ mang thai thiếu máu, uống theo chỉ định bác sĩ.

Cần lưu ý rằng uống viên sắt-axit folic có thẻ gây một số tác dụng phụ như táo bón, buồn nôn nhưng không gây hại gì và thường mất đi sau vài tuần. Để giảm khó chịu do tác dụng phụ của thuốc, nên uống thuốc vào một giờ nhát định. Ăn thêm rau, quả và uống nhiều nước.

Dinh dưỡng trong thời gian mang thai

Trong thời gian mang thai, thai phụ có tình trạng dinh dưỡng bình thường trước mang thai nên tăng 10-12 kg, cụ thể 3 tháng đầu, tăng 1-1,5 kg là hợp lý, trong 3 tháng giữa tăng 4-5 kg, trong 3 tháng cuối tăng từ 5-6 kg.

Nếu thai phụ tăng cân không đủ hoặc quá mức, cần được cán bộ y tế khám và tư vấn kịp thời.

Phụ nữ mang thai cần:

- Ăn uống đủ chất và lượng nhiều hơn bình thường, đặc biệt ở những tháng cuối để bảo đảm sức khoẻ cho mẹ, nhu cầu phát triển của thai nhi và dự trữ năng lượng để tạo sữa nuôi con sau này.

- Thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ 4 nhóm thức ăn gồm chất bột đường, chất đạm và chất béo, đồng thời không thể thiếu chất xơ, các vitamin và khoáng chất, trong đó:

 *Thức ăn cung cấp nhiều năng lượng: gạo, ngô, khoai, sắn, bột mì, mỡ, dầu ăn…

 *Thức ăn giúp hình thành và phát triển thai nhi: là thức ăn có nhiều chất đạm và chất béo.Nguồn đạm từ động vật như thịt, trứng, sữa, tôm, cua, cá..,và từ nguồn thực vật như các loại đậu, vừng, lạc, dừa...Đạm thực vật đồng thời cũng cung cấp nhiều chất béo cho cơ thể.

 *Thức ăn có vitamin và muối khoáng: chất khoáng và vỉtamin giúp thai nhi phát triển và đáp ứng nhu cầu cho người mẹ. Trong thời gian mang thai, bà mẹ cần chú ý ăn thêm các vitamin và muối khoáng, cụ thể như:

 + Can xi có nhiều trong tôm, cua, cá, sữa, đậu nành, tham gia cấu tạo khung xương cho thai nhi.

 + Sắt, có nhiều trong thịt màu đỏ, cá, trứng, sữa, đậu đỗ các loại, vừng, rau củ màu xanh đậm, sắt góp phần bổ sung máu. Phụ nữ có thai cần bổ sung viên sắt.

 + Kẽm: có nhiều trong thịt, cá, thuỷ hải sản, đặc biệt là ốc, hến, trai, nghêu, sò...Kẽm tham gia vào phát triêtn chiều cao của trẻ từ trong bào thai và tăng miễn dịch cho trẻ.

 + Các vitamin A, D, B1: có nhiều trong rau xanh, nhất là rau ngót, rau dền, rau muống, củ quả có màu vàng, màu đỏ như cà rốt, đu đủ, xoài, bí đỏ. Sữa, gan, trứng...cũng là những thức ăn vừa cung cấp đạm vừa cung cấp vitamin cho cơ thể.

 + Axit folic: có nhiều trong trái cây, rau xanh, trứng. Axit folic tham gia tạo máu, hình thành ống thần kinh. Phụ nữ có thai cần bổ sung viên axit folic.

 +Vitamin C: có nhiều trong trái cây và rau xanh, làm tăng sức đề kháng của cơ thể, hỗ trọ hấp thu sắt từ bữa ăn góp phần phòng chống thiếu máu do thiếu sắt.

 * Tuyệt đối không hút thuốc, uống rượu và hạn chế dùng các chất kích thích như ớt, hạt tiêu, cà phê, các thức ăn chế biến công nghiệp trong thời gian mang thai. Việc dùng thuốc trong thời gian mang thai cần đặc biệt thận trọng và phải tuân thủ quy định của nhân viên y tế.

Vệ sinh

 Trong thời gian mang thai, việc giữ vệ sinh cơ thể rất cần thiết.

 Vệ sinh thân thể: Tắm rửa thường xuyên bằng nước sạch, tắm trong nhà tắm kín đáo, tránh gió lùa.

 Vệ sinh vú: Lau sạch vú hàng ngày bằng nước sạch và vải mềm. Mặc áo lót ngực rộng rãi, thoải mái.

Chế độ làm việc, nghỉ ngơi, sinh hoạt hàng ngày

 Phụ nữ mang thai vẫn tiếp tục làm việc, những công việc như bình thường. Tuy nhiên cần chú ý:

- Không nên làm việc nặng quá sức, tiếp xúc với các chất độc hại, không làm việc ở trên cao, không làm những công việc phải ngâm mình lâu dưới nước.

- Tránh làm việc vào ban đêm, cần bảo đảm ngủ ít nhất là 8 giờ/ ngày. Tốt nhất là được ngủ trưa khoảng 30 phút-1 giờ.

- Tránh tiếp xúc với người có bệnh lây như ho, sốt, phát ban để phòng lây nhiễm cho bà mẹ.

- Nên nghỉ làm việc chính 1 tháng trước khi đẻ.

- Nơi ở cần thoáng đãng, sạch sẽ, không khí trong lành, tránh khói bếp, khói thuốc lào, thuốc lá.

- Tạo điều kiện có cuộc sống thoải mái, tránh các lo lắng, căng thẳng quá mức.

- Sinh hoạt vợ chồng cần hạn chế và nhẹ nhàng hơn.Những bà mẹ có tiền sử sảy thai, đẻ non cần kiêng sinh hoạt vợ chồng trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thời kỳ mang thai.

- Tránh đi lại xa, trường hợp cần thiết thì chọn phương tiện an toàn nhất.

Nỗ lực của người chồng trong thời gian vợ mang thai và cho con bú

 Người chồng có vai trò quan trọng đối với vợ trong thời gian mang thai, cho con bú và nuôi, dạy con trong những năm tháng đầu đời. Đặc biệt sự quan tâm, chia sẻ của người chồng sẽ giúp vợ tránh được bệnh trầm cảm sau sinh. Để chuẩn bị cho sự ra đời của một sơ sinh khoẻ mạnh, người chồng cần biểu hiện sự chăm sóc, tình yêu thương vợ, con bằng việc làm cụ thể sau:

- Nhắc nhở và đưa vợ đi khám thai, tiêm vắc-xin phòng uốn ván.

- Nhắc vợ uống viên sắt và axit folic/viên đa vi chất theo hướng dẫn của nhân viên y tế để phòng thiếu máu cho mẹ và con, giảm nguy cơ dị tật ở thai nhi.

- Cùng đọc thông tin hướng dẫn trong sổ theo dõi sức khoẻ bà mẹ trẻ em để biết cách chăm sóc vợ trong thời gian mang thai, chăm sóc và theo dõi sức khoẻ của con từ 0 đến 6 tuổi.

- Thảo luận với vợ để chọn nơi sinh an toàn và đưa vợ đến cơ sở y tế để đẻ.

- Khi vợ sinh con, hỗ trợ và khuyến khích vợ cho con bú ngay trong 1 giờ sau sinh. Bú mẹ hoàn toàn đến khi trẻ 6 tuổi. Cho ăn thêm hợp lý và tiếp tục cho con bú mẹ đến 2 tuổi.

- Nhắc vợ và cùng đưa con đi tiêm chủng đúng lịch. Theo dõi đều đặncaan nặng, chiều cao của trẻ.

- Tuyệt đối không hút thuốc trong phòng có phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ.

Dấu hiệu nguy hiểm trong thời gian mang thai

 Trong thời gian mang thai, phụ nữ mang thai phải đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và xử trí kịp thời nếu có bất kỳ một trong những dấu hiệu sau:

- Đau bụng

- Phù chân, tay, hoặc toàn thân

- Ra máu hoặc dịch ối khi chưa đến ngày dự kiến sinh

- Sốt cao trên 38,5 độ C

- Thai đạp yếu hoặc không có cử động của thai

- Không thấy bụng to dần lên

- Nôn nhiều, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt.

Dấu hiệu chuyển dạ

 Thông thường khi thai đã đủ tháng, gần ngày dự kiến sinh, nếu có các dấu hiệu sau là bà mẹ đã chuyển dạ, cần đến cơ sở y tế để khám về sinh con:

- Đau bụng từng cơn, tăng dần

- Ra dịch nhầy hoặc dịch có máu ở âm đạo.

Phạm Cương (theo: Sổ theo dõi sức khoẻ bà mẹ và trẻ em)