Ngày 04/12/2023, Bộ Y tế ban hành Kế hoạch số 1500/KH-BYT về việc tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2024...
Ngày 04/12/2023, Bộ Y tế ban hành Kế hoạch số 1500/KH-BYT về việc tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2024 nhằm tiếp tục kêu gọi, động viên, khuyến khích sự tham gia của các cơ quan nhà nước, tổ chức doanh nghiệp và người tiêu dùng vào các hoạt động liên quan; từng bước đưa Ngày Quyền của người tiêu dùng thành động lực và điểm nhấn quan trọng trong đời sống – kinh tế - xã hội, góp phần xây dựng môi trường kinh doanh, tiêu dùng lành mạnh cho đất nước.
Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp và người dân về công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Các hoạt động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2024 được tổ chức đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm. Nội dung các hoạt động đảm bảo ý nghĩa, thiết thực, hiệu quả, sáng tạo, tiết kiệm, đúng mục đích, yêu cầu của Quyết định số 1035/QĐ-TTg ngày 10/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ về Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam.
Các hoạt động về quyền lợi người tiêu dùng được khuyến khích tổ chức và thực hiện trong năm 2024, trong đó tập trung vào thời gian cao điểm về kinh doanh và tiêu dùng như: Tết Dương lịch, Tết Âm lịch, các mùa mua sắm hoặc các ngày cao điểm mua sắm trên thị trường. Các hoạt động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam bắt đầu từ mùa mua sắm cuối năm 2023 (tháng 11), được tổ chức trong tháng 3 (tháng cáo điểm) và kéo dài trong cả năm 2024.
Việc tổ chức các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng phải đảm bảo thiết thực, tiết kiệm, hiệu quả. Trong quá trình tổ chức triển khai các hoạt động, cần kết hợp, lồng ghép với các hoạt động triển khai Nghị quyết số 82/NĐ-CP ngày 26/5/2020 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW ngày 22/01/2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và tách nhiệm quản lý của nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Về chủ đề cho các hoạt động Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2024 là: “ Thông tin minh bạch – Tiêu dung an toàn ”.
Tổ chức các hoạt động hướng tới Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam như: Các hoạt động hướng tới Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2024 được triển khai từ ngày 15/11/2023 đến ngày 29/02/2024. Các cơ quan, các tổ chức và các đơn vị tổ chức các hoạt động hoặc lồng ghép các hoạt động chuyên môn các nội dung nhằm tăng cường quyền lợi cho người tiêu dùng.
Tăng cường các hoạt động giám sát, kiểm tra thị trường, đẩy mạnh việc tuyền truyền, phổ biến, tiếp nhận và giải quyết các khiếu nại, yêu cầu của người tiêu dùng, kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng.
Các hoạt động hướng tới Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2024 được tổ chức thường xuyên liên tục, tạo nền tảng, cơ sở cho các hoạt động trong Tháng cao điểm (tháng 3) hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng. Tổ chức giải thưởng “ Ngôi sao thuốc Việt ” lần thứ 2 năm 2023 đúng quy định hiện hành.
Tiếp tục thực hiện các nội dung tại Quyết định số 2388/QĐ-BYT ngày 02/6/2023 của Bộ Y tế ban hành Kế hoạch triển khai cuộc vận động “ Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam ” năm 2023. Tăng cường tuyên truyền các nội dung hoạt động hưởng ứng như: tăng thời lượng tin bài, phóng sự viết về Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam nhằm tuyên truyền các văn bản quy định theo lĩnh vực quản lý; các quy định về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng sản phẩm hàng hóa; tuyên truyền, phổ biến các chính sách, các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; phản ánh ý kiến người tiêu dùng, nêu gương cơ quan, doanh nghiệp làm tốt.
Các hoạt động trong Tháng cao điểm (tháng 3) hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam như: Đăng tải các tin, bài và thực hiện các hoạt động tuyên truyền khác trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên các trang thông tin điện tử, các trang mạng xã hội do Bộ Y tế quản lý. Tăng cường tuyên truyền các hoạt động vì quyền lợi người tiêu dùng theo chức năng nhiệm vụ, quản lý nhà nước của các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ, cụ thể: Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, phối hợp với các lực lượng chức năng xử lý sản phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng, quảng cáo thực phẩm sai sự thật, sản phẩm không rõ ngồn gốc xuất xứ; hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; hành vi vi phạm pháp luật về chất lượng, an toàn thực phẩm và các hành vị vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khác.
Tổ chức, chỉ đạo các hoạt động giám sát, kiểm tra thị trường kinh doanh dược phẩm, mỹ phẩm, thuốc cổ truyền, vị thuốc cổ truyền, dược liệu. Tiếp nhận và giải quyết các khiếu nại, yêu cầu của người tiêu dùng, xử lý nghiêm các hành vi xâm phạm quyền lợi hợp pháp của người tiêu dùng.
Diệu Thúy