Đột quỵ là bệnh lý tim mạch nguy hiểm nhưng nếu phát hiện và cấp cứu trong thời điểm vàng (3-6 tiếng) có thể hạn chế tối đa biến chứng. Vì vậy, nhận diện được dấu hiệu đột quỵ và biết cách phòng bệnh sẽ giảm nguy cơ tử vong và thương tật.

Nguyên nhân và dấu hiệu dẫn đến đột quỵ

Đột quỵ ngày càng có xu hướng trẻ hoá. Cứ bảy ca đột quỵ thì có một ca xảy ra ở độ tuổi 15-49. Nguyên nhân là do thói quen sinh hoạt thức khuya, tắm muộn, chế độ ăn nhiều dầu mỡ, sử dụng rượu bia, thuốc lá, mắc các , tiểu đường… Trong đó, mỡ máu cao là nguyên nhân chính gây ra các cơn đột quỵ.

Các phân tử mỡ lắng đọng tại thành mạch gây xơ vữa, hẹp, tắc mạch, ngăn chặn máu lưu thông khắp cơ thể. Khi các mảng xơ vữa vỡ ra và hình thành cục máu đông sẽ gây đột quỵ. Vì vậy, để giảm đột quỵ, cần cảnh giác trước các dấu hiệu:

Thứ nhất, có các triệu chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt do thiếu máu não, máu không lưu thông lên não. Thứ hai, xuất hiện các cơn đau tức ngực, đau tim, khó thở. Thứ ba, cảm nhận tim đập nhanh do máu không đến được tim, tim phải hoạt động năng suất hơn để bơm máu. Thứ tư, chân tay tê bì do thiếu máu đến các chi.

Nếu các dấu hiệu thường xuyên xảy ra, đi kèm với tê yếu tay chân đột ngột, khó nói, mờ mắt, mất thăng bằng, người bệnh có thể đã rơi vào tình trạng đột quỵ, cần cấp cứu và điều trị kịp thời.

4 bước phòng tránh nguy cơ đột quỵ

Để phòng đột quỵ, bước đầu tiên là điều chỉnh mỡ máu về ngưỡng an toàn. Trung bình cứ giảm 1mmol/L mỡ xấu LDL Cholesterol sẽ giảm được 20% nguy cơ đột quỵ.

Do đó, người bệnh cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng bằng cách hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, tinh bột, đường. Tránh ăn nhiều muối gây cao huyết áp. Hạn chế rượu bia, thuốc lá, nguyên nhân dẫn đến tăng Cholesterol, xơ hoá mạch máu. Bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả nhiều màu sắc, các loại cá có chứa Omega-3 giúp giảm mỡ máu hiệu quả.

Tập thể dục thể thao thường xuyên để giảm cân, giảm mỡ, giải phóng năng lượng dư thừa. Nên tập ít nhất 30 phút mỗi ngày hoặc tập các môn thể thao cường độ mạnh như aerobic trong 20 phút, 3 lần một tuần.

Khám sức khoẻ định kỳ theo công thức 4061, có nghĩa là sau tuổi 40, cứ 6 tháng khám sức khoẻ một lần để kiểm tra các chỉ số mỡ máu, huyết áp, tiểu đường. Sử dụng thuốc điều trị mỡ máu đúng chỉ định của bác sĩ.

Diệu Thúy (Nguồn Báo sức khỏe và đời sống)