Hình ảnh là phương tiện giáo dục sức khỏe trực quan, sinh động, dùng hình ảnh có thể giúp học viên hình dung ra sự kiện, sự vật, các hành vi, kỹ năng, từ đó có thể suy nghĩ, bàn bạc thảo luận để nâng cao kiến thức, kỹ năng. Người ít học, trẻ em, người cao tuổi xem hình ảnh thì dễ tiếp thu kiến thức và kỹ năng sức khỏe hơn.

Có thể sử dụng hình vẽ, hình chụp, các bảng biểu nhiều màu sắc để đưa vào buổi truyền thông góp phần giúp học viên hiểu rõ hơn kiến thức và có điều kiện thay đổi hành vi.

      Ngoài ra, khuyến khích người tham dự tự vẽ để thể hiện suy nghĩ, cách hiểu, cách làm của mình về một vấn đề sức khỏe nào đó sẽ giúp người tham dự động não tích cực, phát hiện các hình thức thể hiện mới, từ đó có hướng thay đổi hành vi tích cực hơn. Hình tự vẽ không cần đẹp hay "giống" mà biểu hiện cá tính của cá nhân hay nhóm.

      Từ nhiều năm nay, chúng tôi đã áp dụng việc sử dụng hình ảnh trong các lớp tập huấn về kỹ năng giáo dục sức khỏe và nhận được sự hưởng ứng tích cực từ các học viên. Ví dụ, với câu hỏi thảo luận: "Có bao nhiêu biện pháp tránh thai? Biện pháp tránh thai nào là phù hợp nhất với địa phương của các anh chị?" (chỉ vẽ hình, không viết một chữ nào, rắc giấy vụn màu lên biện pháp nào mà anh chị cho là phù hợp nhất), các cộng tác viên dân số kế hoạch gia đình đã sôi nổi vẽ hình. Sợ mọi người không hiểu hình vẽ của mình, họ đã thuyết minh hình vẽ thật tích cực, dùng cả ngôn ngữ không lời như múa tay, múa chân để trình bày kết quả thảo luận. Qua đó, không những bầu không khí lớp học sinh động mà bài học còn được phân tích sâu sắc và cụ thể hơn là khi chỉ trình bày bằng câu chữ lý thuyết.

      Khoảng năm 2008, khi giám sát về công tác phòng nỗ hu sốt xuất huyết ở quận Gò Vấp, chúng tôi thấy cácTrạm Y tế phường, khi trình bày về tình hình dịch bệnh ở địa phương đều chiếu một clip video ngắn vể những nơi là điểm nguy cơ như có nước đọng, nhà vắng chủ, công trình xây dựng... Được biết, Trung tâm Y tế dự phòng quận Gò Vấp có yêu cầu mạng lưới y tế cơ sở quay các clip trên để cụ thể hóa các báo cáo dịch bệnh với Ủy ban nhân dân phường, để chính quyền kịp thời can thiệp dọn dẹp các điểm nguy cơ “ngoài tầm tay” của Trạm y tế. Clip có thể quay bằng máy chụp hình, điện thoại di động, thể hiện được thực trạng của địa phương. Đây cũng là cách sử dụng hình ảnh có hiệu quả, dùng để vận động sự ủng hộ của chính quyền, ban ngành đoàn thể trong hoạt động phòng nỗ hu .

      Chúng tôi cũng áp dụng việc sử dụng hình ảnh cho các cộng tác viên y tế tại 3 xã Lê Minh Xuân, Tân Nhật, Phạm Văn Hai tại huyện Bình Chánh trong dự án của tổ chức Tầm nhìn Thế giới (World Vision) vào đầu năm 2016. Việc chọn lựa hình ảnh, xây dựng thành một số tình huống về phòng bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng đã tạo bất ngờ cho cộng tác viên và những người dân đến tham gia thực hành trong khuôn khổ Dự án. Điều quantrọng là chính người dân đã tự nghĩ ra các biện pháp phòng bệnh phù hợp với hoàn cảnh địa phương một cách cụ thể, chứ không phải là những cách thức do người khác áp đặt.

      Hình ảnh về sức khỏe, phòng bệnh không khó tìm. Có thể tìm trên mạng, từ báo ảnh cũ, vận động người dân tham gia chụp ảnh, vẽ hình để có sắc thái riêng biệt của địa phương, sẽ tạo ra hứng thú cho mọi người khi tham gia cải
thiện một vấn đề sức khỏe.

Tác giả: TT TTGDSK