Trầm cảm là một rối loạn phổ biến, bất kỳ ai, ở độ tuổi nào cũng có thể mắc. Tổ chức Y tế Thế giới cho biết, trên thế giới có gần 300 triệu người mắc trầm cảm. Trong đó Nhật Bản khoảng 3% dân số, con số này tại Mỹ là 17%. Việt Nam, ước tính có khoảng 3,6 triệu người mắc, chiếm 4% dân số. Tại Bệnh viện Tâm thần tỉnh Ninh Bình tỷ lệ trầm cảm chiếm 20% tổng số bệnh nhân đang điều trị nội trú tại Bệnh viện. Để làm rõ hơn về vấn đề này, phóng viên Trung tâm Truyền thông GDSK đã có cuộc gặp gỡ, trao đổi với Bác sĩ CKII Dương Thị Quỳnh Hoa, Giám đốc Bệnh viện Tâm thần tỉnh.

Phóng viên (PV):Hiện nay Bệnh trầm cảm đang là một bệnh khá quen thuộc trong thời hiện đại, có chiều hướng gia tăng. Xin Bác sĩ cho biết biểu hiện của bệnh, nguyên nhân bị bệnh và cách phòng bệnh.

Bác sĩ CK II Dương Thị Quỳnh Hoa:Bệnh trầm cảm bất kỳ ai, độ tuổi nào cũng có thể mắc với các Biểu hiện:

- Thay đổi về giấc ngủ:  hoặc ngủ nhiều hơn bình thuờng nhưng khi ngủ dậy lại thấy mệt mỏi, ngủ không đủ.

- Thay đổi về khẩu vị: thường không có cảm giác ngon miệng, nhưng cũng có khi lại ăn uống rất nhiều, do đó có thể sụt cân hoặc tăng cân bất thường.

- Hay buồn bã, dễ cáu kỉnh, dễ bị kích thích.

- Mất khả năng tập trung và khả năng tự quyết định.

- Mất năng lực.

- Mất sự quan tâm thích thú.

-Tự ti.

- Chán nản, .

Nguyên nhân bị trầm cảm

Có rất nhiều nguyên nhân như: , những biến cố sang chấn tinh thần, lạm dụng rượu hay thuốc..., thậm chí cả nhân sinh quan của bệnh nhân đối với cuộc sống cũng có thể góp phần hình thành căn bệnh này.

Cách phòng bệnh

-  Thiết lập cuộc sống quân bình, tránh căng thẳng, tránh bị tạo áp lực và làm việc quá sức.  Không nên cố gắng làm việc bằng bất cứ giá nào.

-  Không nên lấy lý do bị trầm cảm để bào chữa cho các vấn đề khó khăn của bản thân trong công việc.

-  Không nên đưa ra những quyết định có tính chất ảnh hưởng đến tương lai trong thời gian đang điều trị bệnh.

-  Không nên ngưng việc.

-  Không uống bia, rượu với bất kỳ lý do nào.

Phóng viên (PV):Thưa Bác sĩ, điều trị bệnh trầm cảm  bằng thuốc rất quan trong, nhưng đối với người bị trầm cảm thì gia đình, người thân đóng vai trò nòng cốt, vậy bác sĩ cho biết vai trò của gia đình trong việc giúp người bệnh điều trị trầm cảm.

Bác sĩ CK II Dương Thị Quỳnh Hoa:

- Người thân trong gia đình nên hiểu rõ trầm cảm là một bệnh, cần được điều trị và giúp đỡ của người thân.

- Bệnh nhân trầm cảm hay thay đổi về cảm xúc, hành vi, tâm trí, suy nghĩ và ứng xử, hay quên nên rất cần sự giúp đỡ của người thân để họ duy trì sinh hoạt hàng ngày được bình thường.

- Người trầm cảm thường buồn chán, bi quan, ngại giao tiếp. Vì vậy, rất cần người thân động viên khuyến khích để họ tham gia hoạt động nhiều hơn, tránh trầm cảm sinh ra trầm cảm nặng hơn.

Gia đình đóng vai trò rất quan trọng trong việc giúp người bệnh tuân thủ điều trị, phát hiện tái phát/tái diễn trầm cảm. Hỗ trợ của gia đình giúp người bệnh nhanh hồi phục, ít bị tái phát/tái diễn và yêu cuộc sống hơn.

P/V : Xin cảm ơn Bác sĩ.

Đỗ Lan: (thực hiện)


Tác giả: Đỗ Lan