Cá nước ngọt thường được làm gỏi, phổ biến ở miền Bắc và miền Trung, có thể gây bệnh nhiễm sán lá nhỏ ở gan và sán dải cá.
Xem hình
Ảnh minh họa.

- Sán là nhỏ ở gan: (Clonorsis sinensis) trưởng thành và ký sinh trong ống mật của người, chó, mèo, heo, chuột, chím én... Trứng sán đi ra theo đường mật rồi theo phân ra ngoài. Trứng lơ lửng trong nước, qua nhiều ký chủ trung gian rồi chui ra qua da cá nước ngọt thuộc họ Cyprinidae như cá giếc, cá rô, cá lia thia..., rụng đuôi và thành nang ấu trùng ở da hoặc thịt cá.
Người bị nhiễm khi ăn cá sống hay nấy không chín. Vào cơ thể người, nang trùng được phóng thích ở ruột non, sau 15 giờ đi ngược lên ống dẫn mật, một tháng sau sán trưởng thành và đẻ trứng. Sán có thể sống từ 20-25 năm trong cơ thể người.
Trong trường hợp bệnh nặng gan sẽ to, cứng, đau và ống dẫn mật bị sưng, làm vách dầy lên gây tắc mật, ứ mật, vàng da. Nếu không chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh nhân sẽ xuất hiện tình trạng thiếu máu, gan bị xơ hóa, tăng huyết áp tĩnh mạch cửa và bệnh nhân suy kiệt dần rồi chết. Trong trường hợp sán lạc chỗ đến ống tụy gây viêm ống tụy.
- Sán dải cá (Diphylobothriumlatum) là một loại sán lớn, sống ký sinh trong ruột non của người và các loại thú ăn cá. Sán dài 10-12mm, thân có đốt. Trứng sán theo phân ra ngoài, rơi xuống nước. Trứng được lăng quăng đỏ (cyclop) nuốt vào, trở thành ấu trùng procercoide. Khi ăn lăng quăng đỏ vào bụng, ấu trùng sẽ vào trong cơ thể cá, biến thành ấu trùng plerocercoide nằm chờ trong thớ thịt cá. Khi người hoặc thú ăn ăn phải cá có chứa ấu trùng sán, ấu trùng sẽ vào ruột non và trở thành sán dải cá trưởng thành sau 1 tháng.Sán gây bệnh thiếu máu do thiếu vitamin B12.
- Các loại cá biển như cá ngừ, cá thu có thể chứa ấu trùng giun thuộc họ Anisakia, ấu trùng nằm trong cơ của cá, mực biển. Khi người ăn phải cá sống, nang ấu trùng sẽ đi vào đường tiêu hóa, đi vào thành ruột và gây triệu chứng nôn ói, đau bụng, tiêu chảy... Bên cạnh đó, chúng còn gây dị ứng mạnh đối với cơ thể với biểu hiện nổi mề đay, khó thở, sốt...
Hàu sống có chứa nhiều vi khuẩn nhóm Samonella sp, nhất là Samonella typhi (gây bệnh thương hàn). Ngoài ra các hải sản khác như các loại sò biển, mực... còn chứa các vi khuẩn tả Vibrio cholerae, vi khuẩn đường ruột E.coli...
Cách phòng ngừa duy nhất đối với các bệnh nhiễm trùng, nhiễm ký sinh trùng do ăn hải sản hoặc thủy sản là nấu chín tuyệt đối, không được ăn tái, sống dưới mọi hình thức.