Từ những năm 1640, Bệnh được mô tả là bệnh Ho gà bởi vì những cơn ho rũ rượi, thở rít vào. Do trực khuẩn ho gà được Bordet-Gengou gây nên, được phân lập và xác định năm 1990. Vi khuẩn kém chịu đựng với nhiệt độ, dưới ánh sáng mặt trời chết sau 1 giờ, ở nhiệt độ 55°c chết sau 30 phút.
Ảnh minh hoạ (Nguồn: Internet) |
Bệnh xảy ra khắp nơi trên thế giới. Năm 1997, toàn thế giới có trên 45 triệu ca bệnh và 409.000 người tử vong, thường xảy ra quanh năm, mang tính lưu hành địa phương và có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây.
Bệnh lây lan mạnh nhất trong 1-2 tuần đầu của bệnh theo đường hô hấp, do vi khuẩn có trong những giọt nước bọt bắn ra từ mũi, miệng bệnh nhân khi ho, hắt hơi trực tiếp sang người lành. Phạm vi lây trong khoảng 3 mét. Cho đến nay vẫn chưa xác định có người lành mang khuẩn.
Mọi lứa tuổi, giới đều có thể bị ho gà, nhưng chủ yếu là trẻ em 1-6 tuổi. Trẻ càng ít tuổi bệnh càng nặng. Sau khi bị bệnh ho gà bệnh nhân có miễn dịch bền vững suốt đời, rất hiếm khi mắc lại.
Bệnh biểu hiện qua các thời kỳ:
- Thời kỳ nung bệnh: 2-30 ngày (trung bình 5-12 ngày).
-Thời kỳ khởi phát (hay còn gọi giai đoạn xuất tiết, giai đoạn viêm long): Thường từ 3-14 ngày với các biểu hiện như: Sốt nhẹ, từ từ tăng dần. Các triệu chứng viêm long đường hô hấp: Ho khan, hắt hơi, chảy nước mũi, đau rát họng, dẩn dẩn chuyển thành ho cơn.
- Thời kỳ toàn phát (hay giai đoạn co thắt, giai đoạn ho cơn): Kéo dài 1-2 tuần. Xuất hiện những cơn ho gà điển hình, xảy ra bất chợt, vô cớ, cả ngày và đêm, ho nhiều về đêm. Cơn ho diễn biến qua 3 giai đoạn: Ho, thở rít vào và khạc đờm.
+ Ho: Ho rũ rượi, thành cơn, mỗi cơn từ 15-20 tiếng ho liên tiếp, càng về sau càng yếu và giảm dần. Ho nhiều làm trẻ thở yếu dần có lúc như ngừng thở, mặt tím tái, mắt đỏ, tĩnh mạch cổ nổi, chảy nước mắt nước mũi.
+ Thở rít vào: Xuất hiện cuối cơn ho hoặc xen kẽ sau mỗi tiếng ho, trẻ thở rít vào nghe như tiếng gà rít.
+ Khạc đờm: Khi trẻ khạc đờm trắng, màu trong, dính như lòng trắng trứng là lúc kết thúc một cơn ho. Trong đờm có trực khuẩn ho gà. Sau mỗi cơn ho trẻ bơ phờ mệt mỏi, có thể nôn, vã mồ hôi, mạch nhanh, thở nhanh. Kèm theo có thể thấy một số triệu chứng như: Sốt nhẹ hoặc không sốt, mặt và mi mắt nặng, loét hãm lưỡi.
- Thời kỳ lui bệnh và hồi phục:
Kéo dài khoảng 2-4 tuần, số cơn ho giảm dần, thời gian mỗi cơn ngắn lại, cường độ ho giảm, khạc đờm ít, sau đó hết hẳn. Tình trạng toàn thân tốt dần lên, trẻ ăn được và vui chơi bình thường.
Một số trẻ xuất hiện những cơn ho phản xạ kéo dài, thậm chí tới 1-2 tháng.
Nếu ho gà không xử trí kịp thời và hiệu quả sẽ đưa đến những biến chứng như Viêm phế quản, dãn phế quản, viêm phế quản, viêm phổi; biến chứng về thần kinh, biến chứng cơ học (lồng ruột, thoát vị, sa trực tràng), biến chứng khác (xuất huyết võng mạc, xuất huyết kết mạc mắt...)
Cần đến cơ sở y tế để điểu trị, nhất là cơ sở chuyên khoa để xác định và điều trị đặc hiệu bệnh hcfcjà. Bên cạnh đó chúng ta cần nâng cao sức khỏe của người bệnh nhất là trẻ em, chú ý vể chế độ ăn uống, nên cho ăn nhiều lẩn, đẩỵ đủ các chất dinh dưỡng. Để trẻ ở nơi thoáng mát, tránh gió lùa; bổ sung thêm các Vitamin A, B, C...
Cần cách ly những trẻ bị ho gà trong thời gian ít nhất 4 tuần kể từ khi có cơn ho điển hình. Những trẻ tiếp xúc phải được tiêm Gamma globulin đặc hiệu 0,3 ml/kg/lần, tiêm 2 lần cách nhau 48-72 giờ (tác dụng bảo vệ chống ho gà đạt 60% theo Combe và Fauchier), trong đó đặc biệt chú ý những trẻ sơ sinh và trẻ suy dinh dưỡng.
Tiêm vacxin ho gà là góp phần làm giảm đáng kể tỷ lệ mắc bệnh và tử vong. Hiện nay thường dùng Vacxin Quivaxem là kết hợp phòng bệnh ho gà, bạch hầu, uốn ván, viêm gan siêu vi B, viêm màng não mủ do Hib. Trẻ sơ sinh tiêm vacxin vào 3 thời điểm: 2, 3, 4 tháng tuổi. Tiêm nhắc lại bằng Vacxin DPT là kết hợp phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván cho trẻ em 18 tháng tuổi.
Vì tương lai con em chúng ta hãy tích cực tiêm chủng phòng tránh bệnh ho gà.
TTGDSK