Theo nghiên cứu của nhà khoa học Trung Quốc, SARS-CoV-2 xâm nhập kém ở hầu hết các loài vật trừ chồn sương và mèo. Vì vậy, họ đưa ra kết luận chồn sương rất thích hợp để thử nghiệm vắcxin COVID-19.
Theo một nghiên cứu của các nhà khoa học Trung Quốc đăng trên tạp chí Science số ra ngày 8/4, chồn sương có thể là mẫu động vật "sáng giá" để đánh giá thuốc kháng virus và vắcxin phòng bệnh viêm đường hô hấp cấp.
Ban đầu, virus SARS-CoV-2 được cho là có nguồn gốc từ loài dơi. Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn chưa thể xác định nguồn động vật trung gian lây truyền virus cũng như việc tiến hành thử nghiệm các biện pháp phòng, chống virus đối với người trên loài vật nào mang lại hiệu quả nhất.
Để đưa ra được câu trả lời đối với các vấn đề trên, các nhà nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu Thú y Cáp Nhĩ Tân, Học viện Nông nghiệp Trung Quốc, đã đánh giá sự mẫn cảm của các loài động vật thí nghiệm khác nhau cũng như các động vật trong nước đối với virus.
Nghiên cứu của các nhà khoa học Trung Quốc tập trung vào các loài vật trong đó có chồn sương, mèo, lợn, gà và vịt.
Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học đã đưa virus phân lập vào các loài vật thông qua đường mũi hoặc khí quản, sau đó đánh giá mức độ xâm nhập ở các mô khác nhau.
Kết quả là virus SARS-CoV-2 xâm nhập kém ở hầu hết các loài vật trừ chồn sương và mèo.
Ở chồn sương và mèo già,xâm nhập vào đường hô hấp trên, không phải phổi.
Trong các nghiên cứu về lây truyền qua đường không khí, các nhà khoa học phát hiện virus SARS-CoV-2 lây truyền kém ở, nhưng lây truyền qua không khí ở mèo, đặc biệt là ở mèo con.
Theo các nhà khoa học, việc virus xâm nhập hiệu quả vào đường hô hấp trên của chồn sương đã đưa loài vật này thành ứng cử viên thích hợp trong việc đánh giá thuốc kháng virus hoặc vắcxin phòng COVID-19.
Bên cạnh đó, các nhà khoa học cũng lưu ý do mèo rất dễ nhiễm virus, nên loài động vật này cần được theo dõi chặt chẽ trong các khu vực xảy ra dịch bệnh, để ngăn không cho nó trở thành vật chủ mới lây truyền virus./.