Ở Việt Nam, tỷ lệ mắc đột quỵ não đang gia tăng ở mức đáng lo ngại đối với cả hai giới nam và nữ, ở các lứa tuổi.
Ở Việt Nam, tỷ lệ mắc đột quỵ não đang gia tăng ở mức đáng lo ngại đối với cả hai giới nam và nữ, ở các lứa tuổi. Hiện nay nhờ hệ thống các trung tâm và đơn vị đột quỵ được thành lập với các phương pháp can thiệp, điều trị tiên tiến được áp dụng ngay trong những giờ đầu, do đó nhiều người bệnh đột quỵ được cứu sống. Mặc dù vậy số lượng người bệnh bị tàn tật do đột quỵ não lại có xu hướng tăng mạnh với nhiều di chứng nặng nề như: Liệt nửa người, rối loạn nuốt, thất ngôn, co cứng, loét do tỳ đè, trầm cảm… Sau đây, bác sỹ Bùi Đức Hoàn –Phó Giám đốc Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh chia sẻ những thông tin hữu ích liên quan tới bệnh trên.
Bác sỹ Bùi Đức Hoàn cho biết:Đột quỵ não (tai biến mạch máu não) là tình trạng não bộ bị tổn thương nghiêm trọng, xảy ra khi dòng máu cung cấp cho não bị gián đoạn hoặc có một mạch máu trong não bị vỡ. Khi đó, lượng oxy và dinh dưỡng nuôi các tế bào não bị giảm đáng kể. Trong vòng vài phút, các tế bào não bắt đầu chết dần và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
Yếu tố nguy cơ:
- Tăng huyết áp
- Các bệnh lý tim mạch: suy tim, bệnh mạch vành.
- Đái tháo đường, tăng mỡ máu.
- Uống rượu bia, hút thuốc lá, sử dụng các chất kích thích
- Các yếu tố khác như: béo phì, chế độ ăn uống, tiền sử gia đình
Xác định người bệnh đột quỵ (bệnh nhân đột ngột xuất hiện)
- Yếu hoặc tê mặt, tay hoặc chân, đặc biệt 1 bên cơ thể
- Rối loạn ý thức
- Bất thường về lời nói hoặc sự hiểu biết
- Bất thường về nhìn ở 1 hoặc cả 2 bên mắt
- Bất thường về đi lại
-Mất thăng bằng hoặc phối hợp động tác
- Đau đầu dữ dội mà không rõ nguyên nhân
Đánh giá 1 bệnh nhân nghi ngờ đột quỵ dựa vào 3 dấu hiệu lâm sàng:
- Liệt mặt: miệng bị lệch sang 1 bên, nếp nhăn mũi má mờ
- Yếu tay hoặc chân: không thể cầm nắm, đi lại
- Bất thường về lời nói: không nói được hoặc nói không rõ
Khi phát hiện các triệu chứng nghi nhờ đột quỵ não:
- Nhanh chóng gọi cấp cứu
- Không tự ý dùng thuốc
- Không cho người bệnh ăn, uống khi trong tình trạng lơ mơ hoặc hôn mê tránh sặc nước hoặc thức ăn vào phổi.
- Đặt người bệnh nằm nghiêng dầu khi người bệnh nôn
- Ghi nhớ thời điểm xuất hiện triệu chứng đầu tiên
- Vận chuyển người bệnh đến các trung tâm, đơn vị đột quỵ.
Phục hồi chức năng là vô cùng quan trọng cho người bệnh bi đột quỵ
Cần được thực hiện sớm trong môi trường vận động, hoạt động phong phú với mục tiêu giúp người bệnh sau đột quỵ não thực hiện các chức năng sinh hoạt hàng ngày một cách độc lập.
- Vận động sớm trong vòng 24 đến 48 giờ đầu nếu không có chống chỉ định.
- Vận động sớm phụ thuộc vào tình trạng ổn định nội khoa của người bệnh.
- Vận động có thể là:
+ Lăn trở trên giường,
+ Làm cầu.
+ Ngồi trên giương.
+ Chuyển từ nằm sang ngồi thòng chân ở mép giường.
+ Ngồi bên ngoài giường.
+ Đứng và đi.
Sau khi điều trị nội khoa ổn định người bệnh cần được phục hồi chức năng sớm tại Bệnh viện Phục hồi chức năng của tỉnh: Tại đây người bệnh được khám, lượng giá, tư vấn, chỉ định điều trị bằng các phương pháp:
- Thuốc hỗ trợ.
- Vật lý trị liệu - vận động trị liệu - ngôn ngữ trị liệu…
- Dụng cụ trợ giúp, nẹp chỉnh hình kết hợp y học cổ truyền.
Để phòng bệnh đột quỵ não, Bác sỹ Bùi Đức Hoàn khuyên cáo:
Tốt nhất bằng cách tránh các yếu tố nguy cơ bằng thói quen sống tích cực, không lam dụng rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích
Tráng tình trạng căng thẳng thần kinh quá mức kéo dài
Chế độ ăn nhiều rau quả, hạn chế ăn mặn, quá nhiều mỡ động vặt
Kiểm soát và điều trị tốt các bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, tăng mỡ máu
Như vậy mục đích chính của PHCN đột quỵ não là đạt được sự thích nghi tối đa khi người bệnh trở về với cuộc sống gia đình và xã hội./.
Nguyễn Minh