Nhằm thúc đẩy sự tham gia của cả hệ thống chính trị và của toàn dân nhằm thực hiện mục tiêu “Loại trừ lây truyền HIV từ mẹ sang con vào năm 2030” đã được đề ra trong Chiến lược Quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030. Hưởng ứng Tháng cao điểm Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con năm 2024 (từ ngày 01/6/2024 - 30/6/2024) phóng viên đã có cuộc trao đổi với Bác sỹ Ngô Thị Hồng - Trưởng khoa Phòng chống HIV/AIDS để làm rõ hơn về mục đích, ý nghĩa của Tháng cao điểm Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con năm 2024.

Phóng viên: Xin bác sỹ cho biết  về thực trạng nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh và một số kết quả đạt được trong công tác dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con thời gian qua?

          Bác sỹ Ngô Thị Hồng

          Theo số liệu báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tính đến 15/5/2024 Số người nhiễm HIV/AIDS còn sống: 1.465, đang điều trị:1.442 (trong đó: 131 người ninh Bình điều trị tỉnh ngoài), số chưa điều trị: 23 Số người bệnh Số người bệnh có thẻ BHYT đạt 99,2% tỷ lệ hiện nhiễm HIV/dân số 0,14%.

          Để đạt được mục tiêu giảm tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con xuống dưới 2% vào năm 2030 theo Kế hoạch số 21/KH-UBND ngày 05/02/2021 kế hoạch thực hiện chiến lược Quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS tỉnh Ninh Bình năm 2030, dưới sự chỉ đạo của Sở y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đã triển khai đồng  bộ các hoạt động như truyền thông, tư vấn, xét nghiệm sàng lọc HIV, tư vấn điều trị ARV, tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ làm tại các cơ sở y tế, cho đội ngũ  tế thôn bản, nhân viên tiếp cận cộng đồng và các hoạt động khác, kết quả đạt được đáng khích lệ:Tính từ tháng 01/2019 đến 31/5/2024: Số phụ nữ mang thai nhiễm HIV được quản lý là: 77 trường hợp, trong đó được điều trị dự phòng lây truyền (DPLT) HIV từ mẹ sang con là 76, số trẻ đã sinh là 71, số có xét nghiệm khẳng định HIV dương tính 01 do mẹ khi mang thai không xét nghiệm sàng lọc HIV, không biết được tình trạng nhiễm HIV của mình, không điều trị DPLT HIV từ mẹ sang con, số chưa sinh là 05. Như vậy những năm gần đây số trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV được điều trị dự phòng lây truyền HIV, không bị nhiễm HIV từ mẹ. Từ kết quả trên cho thấy điều trị DPLT HIV từ mẹ sang con là biện pháp rất quan trọng để đạt được mục tiêu loại trừ lây truyền HIV từ mẹ sang con vào năm 2030.

          Phóng viên:Tháng cao điểm Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con năm 2024 với chủ đề Hướng đến mục tiêu: Loại trừ lây truyền HIV từ mẹ sang con vào năm 2030”. Bác sỹ có thể làm rõ hơn mục đích, ý nghĩa của chủ đề năm nay.

          Bác sỹ: Ngô Thị Hồng

Thực hiện Kế hoạch số 90/KH-BCĐ ngày 03/6/2024 của Ban chỉ đạo phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ Quốc về tổ chức triển khai Tháng cao điểm Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con năm nay nhằm mục đích:

          1. Thúc đẩy sự tham gia của cả hệ thống chính trị và của toàn dân nhằm thực hiện mục tiêu “Loại trừ lây truyền HIV từ mẹ sang con vào năm 2030” đã được đề ra trong Chiến lược Quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030.

          2. Nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là phụ nữ mang thai, vợ của những người nhiễm HIV trong độ tuổi sinh đẻ, phụ nữ có hành vi nguy cơ cao về lợi ích của xét nghiệm HIV sớm và điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con sớm.

          3. Giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với phụ nữ mang thai nhiễm HIV và trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV, tăng cường sự hỗ trợ của gia đình, xã hội trong dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con.

          4. Tăng cường cung cấp các dịch vụ dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con như tư vấn,xét nghiệm phát hiện nhiễm HIV cho phụ nữ mang thai, cung cấp thuốc điều trị dự phòng lây nhiễm HIV cho mẹ và con, tư vấn xét nghiệm chẩn đoán sớm nhiễm HIV ở trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV, đẩy mạnh các can thiệp và tăng cường chất lượng các dịch vụ dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.

          Phóng viên: Với ý nghĩa thiết thực đó, ngành y tế sẽ tăng cường triển khai các hoạt động gì trong Tháng cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con năm nay góp phần giảm khả năng lây nhiễm HIV?

Bác sỹ Ngô Thị Hồng

          Trong Tháng cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con năm 2024, dưới sự chỉ đạo của Sở Y tế, các hoạt động được triển khai đồng bộ ở các cấp như:

          - Đẩy mạnh công tác truyền thông dưới mọi hình thức nhằm nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là phụ nữ mang thai, vợ của những người nhiễm HIV trong độ tuổi sinh đẻ, phụ nữ có hành vi nguy cơ cao về lợi ích của xét nghiệm HIV sớm và điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con sớm.

          - Vận động các tổ chức, cá nhân tích cực tham gia các hoạt động dự phòng HIV từ mẹ sang con.

          - Mở rộng và cung cấp các dịch vụ tư vấn xét nghiệm sàng lọc HIV, điều trị ARV cho phụ nữ mang thai nhiễm HIV và trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV.

          - Dự trù và cung ứng đầy đủ thuốc dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.

          - Giám sát hỗ trợ kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng các dịch vụ, đảm bảo tính sẵn có, tính dễ tiếp cận của các dịch vụ dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con …

Vì những đưa trẻ không bị lây nhiễm HIV từ mẹ, khi mang thai các bà mẹ cần đến cơ sở y tế để được tư vấn, xét nghiệm sàng lọc HIV khi biết được tình trạng nhiễm HIV của mình có kế hoạch tiếp cận sớm với các dịch điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con hướng tới mục tiêu loại trừ lây truyền HIV từ mẹ sang con vào năm 2030./.

Phóng viên:Xin trân trọng cảm ơn bác sỹ!

Kim Thoa(Thực hiện)