Thời gian qua, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh luôn nỗ lực triển khai đồng bộ và hiệu quả công tác phòng nỗ hu nhằm giám sát và kiểm soát chặt chẽ tình hình dịch bệnh, không để bùng phát, lây lan trên diện rộng, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân.
Xác định công tác phòng, nỗ hu là một trong những nhiệm vụ quan trọng, trong năm 2019 trung tâm đã chủ động phòng ngừa, giám sát thường xuyên các trường hợp bệnh truyền nhiễm tại bệnh viện và cộng đồng. Chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc, hóa chất, trang thiết bị và phương tiện phục vụ cho công tác phòng, nỗ hu . Công tác giám sát phòng, nỗ hu được duy trì thường xuyên qua hệ thống báo cáo từ cơ sở đến tuyến tỉnh... Kết quả, tình hình mắc các bệnh truyền nhiễm trong năm 2019 đa số giảm so với cùng kỳ năm 2018, không ghi nhận các trường hợp chết do mắc bệnh truyền nhiễm. Tuy nhiên, một số bệnh có trường hợp mắc tăng như: Sởi, sốt xuất huyết, ho gà, viêm gan vi rút...
Đặc biệt, đối với một số bệnh truyền nhiễm có chiều hướng gia tăng trong cộng đồng được trung tâm phối hợp khoanh vùng, xử lý, không để lây lan ra diện rộng. Đối với bệnh sốt xuất huyết, toàn tỉnh ghi nhận 230 trường hợp mắc sốt xuất huyết; trong đó có 35 trường hợp nội tỉnh, 10 ổ dịch sốt xuất huyết xuất hiện ở hầu khắp các huyện/thành phố, không có trường hợp tử vong. Với bệnh sốt rét, trung tâm tổ chức giám sát dịch tễ sốt rét tại 8 huyện/thành phố. Năm 2019, tổng số người nghi ngờ sốt rét được xét nghiệm là 2.586 người; tổng số bệnh nhân sốt rét thường 65 người; số liều thuốc đã sử dụng 266 liều. Đồng thời phun hóa chất, tẩm 11.600 màn phòng, chống sốt rét; tổng số dân được bảo vệ là 23.200 người, điều trị sốt rét cho 266 lượt người trên địa bàn tỉnh. Xây dựng hồ sơ đề nghị loại trừ sốt rét trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.Tổ chức điều tra, đánh giá tỷ lệ nhiễm giun sán tại cộng đồng, kết quả: Trong số 909 mẫu xét nghiệm, phát hiện 407 người mắc giun sán đạt tỷ lệ 44,8%.
Để chủ động phòng, chống các loại bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến các tầng lớp nhân dân ý nghĩa của việc tiêm chủng phòng, chống bệnh tật, thực hiện tốt công tác tiêm chủng mở rộng theo chương trình mục tiêu Y tế - Dân số. Tổ chức 8 lớp tập huấn về an toàn tiêm chủng cho 500 cán bộ y tế tuyến huyện, xã, phường, thị trấn. Tổ chức Chiến dịch tiêm bổ sung vắc xin sởi-rubella cho đối tượng 1-5 tuổi trên địa bàn tỉnh. Kết quả, năm 2019, tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ đạt 96,1%; tỷ lệ phụ nữ có thai được tiêm AT2+ đạt 95%; tỷ lệ tiêm vắc xin viêm gan B trong 24 giờ đầu sau sinh đạt 75,3%. 100% trẻ trong độ tuổi 6-36 tháng tuổi và 98,5% phụ nữ sau sinh trong vòng một tháng được uống bổ sung Vitamin A liều cao; 99,1% trẻ dưới 5 tuổi được cân, đo chiều cao và đánh giá tình trạng dinh dưỡng...
Ngoài thực hiện tốt công tác phòng chống dịch, trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh luôn quan tâm phát triển đội ngũ làm công tác dự phòng, nhằm nâng cao chất lượng phòng, nỗ hu . Hàng năm, trung tâm đều có kế hoạch đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực đối với toàn bộ mạng lưới từ tỉnh đến các phường, xã. Năm 2019, cán bộ dự phòng trung tâm tham gia giám sát, hướng dẫn, hỗ trợ công tác an toàn vệ sinh lao động, phòng, chống bệnh nghề nghiệp cho 20 đơn vị; tổ chức 15 lớp tập huấn an toàn vệ sinh lao động cho 500 người; thực hiện các dịch vụ khám sức khỏe định kỳ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, quan trắc môi trường lao động... cho hàng nghìn người tại các cơ quan, đơn vị, trường học, doanh nghiệp... Hiện nay, trung tâm có đội ngũ làm công tác dự phòng chuyên nghiệp, có trình độ chuyên môn cao, luôn chủ động bám sát cơ sở, kịp thời xử lý triệt để các ổ dịch, không để dịch lớn xảy ra.
Thạc sĩ Lê Hoàng Nam, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh cho biết: “Để xây dựng chiến lược phòng bệnh lâu dài, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống và tuổi thọ của người dân. Thời gian tới, trung tâm tập trung triển khai các giải pháp khống chế, không để dịch lớn xảy ra, ngăn chặn các dịch bệnh mới nổi xuất hiện trên địa bàn. Đồng thời tăng cường tuyên truyền, nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân trong phòng, nỗ hu ; triển khai các hoạt động của chương trình vệ sinh môi trường, y tế trường học, chương trình mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn... Cùng với đó, đảm bảo cung cấp kịp thời vắc xin, tăng cường giám sát thực hành an toàn tiêm chủng tại các điểm tiêm chủng thường xuyên và công tác giám sát phản ứng sau tiêm chủng tại các tuyến. Tiếp tục thực hiện chương trình phòng, chống HIV/AIDS, xây dựng cộng đồng an toàn; tập huấn công tác quản lý vệ sinh lao động cho các cơ sở lao động trên địa bàn tỉnh; thực hiện kịp thời các xét nghiệm phục vụ công tác phòng, chống dịch, công tác an toàn vệ sinh thực phẩm, giám sát chất lượng nước... Tất cả nhằm mục tiêu phòng, chống các loại dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân”.