Rất nhiều cha mẹ bị nhầm lẫn giữa vết phỏng nước do bệnh tay chân miệng với bệnh thuỷKhi mắc tay chân miệng, dấu hiệu đặc trưng của bệnh là sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng và da chủ yếu ở dạng phỏng nước thường thấy ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông...

Có thể phân biệt giữa nốt phỏng do bệnh tay chân miệng ở trẻ và bệnh thủy đậu như sau:

- Đối với bệnh tay chân miệng thì nốt phỏng nước tập trung tại các vùng lòng bàn tay, bàn chân, mông, gối. Trong khi bệnh thủy đậu thì xuất hiện các nốt phỏng nước có khuynh hướng mọc rải rác toàn thân.

- Mụn nước của thủy đậu thường to và mỏng hơn. Mụn nước của tay chân miệng không đau trong khi mụn của thủy đậu thì gây ngứa và đau nhiều.

 Dưới đây là cách phân biệt hai dạng phỏng nước này.

Dấu hiệu nào cho thấy trẻ đang bị tay chân miệng nặng?

nỗ hu

Bệnh tay chân miệng là căn bệnh truyền nhiễm thường xảy ra do sự xâm nhập của virus Coxsackie A16 hoặc enterovirus 71 (EV71) – trong đó EV71 ít gặp nhưng lại gây ra những biến chứng nặng nề hơn. Đây là những chủng virus sống trong đường tiêu hóa và truyền nhiễm từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc trực tiếp với nước bọt, chất dịch từ các bọng nước, chất nôn, giọt bắn khi ho hoặc hắt hơi của người bệnh.

Dấu hiệu trẻ đang bị tay chân miệng nặng, khiến cho nhiều cha mẹ lo lắng. Trên thực tế trường hợp bệnh tay chân miệng khi có những diễn biến nặng hơn, sẽ đi kèm những triệu chứng cảnh báo như:

Trẻ sốt cao không hạ

Trẻ giật mình

Biểu hiện tim đập nhanh, khó thở                      

Biểu hiện tay chân run rẩy, da nổi vằn, bị kích thích…

Trẻ quấy khóc liên tục, co giật, yếu chi

Trẻ có biểu hiện nôn ói liên tục, thở mệt…

Khi đó, bố mẹ cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để tiến hành điều trị kịp thời.Cần chăm sóc đúng khi trẻ mắc tay chân miệng

Đa phần trẻ mắc bệnh sẽ tự khỏi. Một số nhỏ có thể có biến chứng ảnh hưởng tới não bộ, tới tim…Thông thường bệnh không để lại sẹo, các nốt này sẽ tự lành trong vòng 7-10 ngày, sau đó da có thể thâm nhưng mờ dần và da sẽ trở lại bình thường.

Ngoại trừ trường hợp phụ huynh làm bội nhiễm do không tắm rửa, dùng vật nhọn chọc vào mụn nước gây nhiễm trùng mới có thể nhiễm trùng da nặng và để lại sẹo.

Nếu chăm sóc bình thường sẽ không để lại sẹo. Trẻ mắc bệnh tay chân miệng không cần kiêng khem gì, tắm rửa bình thường. Chỉ những trường hợp trẻ lở miệng, đau nhiều thì không nên ăn thức ăn quá nóng, quá mặn, quá cay, quá cứng.

Việc sử dụng thuốc uống điều trị khi mắc tay chân miệng thường chỉ là thuốc giảm đau do đau miệng nhiều hay thuốc bôi để làm giảm loét miệng. Kháng sinh chỉ cần khi vết loét ở miệng bội nhiễm và cần có chỉ định của bác sĩ.

Cha mẹ có thể sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh miệng cho trẻ đồng thời cho trẻ uống nhiều nước.

Phòng ngừa bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng có khả năng bùng phát mạnh nhất là giai đoạn chuyển mùa, thời tiết nóng ẩm và tại các khu vực đông đúc như trường học, nhà trẻ,… Bệnh hiện vẫn chưa có vaccine phòng ngừa. Do đó, bố mẹ cần chủ động phòng ngừa và ngăn chặn sự lây lan của bệnh.

Quan trọng nhất vẫn là giữ vệ sinh, ăn sạch, uống sạch và vệ sinh sạch sẽ dụng cụ sinh hoạt như chén, cốc, bát, đũa, đồ chơi của trẻ. Giữ vệ sinh nơi ở, đồ chơi, sàn nhà, tay nắm cửa cần dùng dung dịch sát trùng. Quần áo thì chỉ cần giặt sạch như bình thường. Những người chăm sóc trẻ cần đảm bảo vệ sinh cho bàn tay, rửa tay thường xuyên để không mang virus lây bệnh cho trẻ.

Nguyễn Minh ( theo suckhoedoisong)