Thời gian vừa qua, nhiều người ồ ạt đi xét nghiệm test nhanh COVID-19 rồi mang tâm lý chủ quan, không tự cách ly 14 ngày khi có kết quả âm tính. Tuy nhiên, cần hiểu đúng về xét nghiệm này để tránh gây hậu quả nghiêm trọng. Sau đây là 8 thông tin liên quan test nhanh.

nỗ hu

1. Test nhanh là xét nghiệm tìm kháng thể kháng virus trong máu hay còn gọi làm xét nghiệm nhanh, cho phép xác định việc bệnh nhân có đang nhiễm hoặc trước đó phơi nhiễm với virus SARS-CoV-2 hay không. Nếu người đang nhiễm hoặc trước đó phơi nhiễm thì trong máu sẽ có kháng thể kháng lại virus SARS-CoV-2.

2. Test nhanh có giá trị điều tra dịch tễ xem tình hình dịch đã qua, hiện tại và dự báo tương lai. Kỹ thuật đơn giản, chi phí ít, cho kết quả nhanh.

3. Test nhanh làm sớm quá thì cơ thể chưa có đủ kháng thể, sẽ cho kết quả test nhanh âm tính.

4. Test nhanh làm đúng lúc, cũng chưa đủ khẳng định được là hiện tại có sự hiện diện virus SARS-CoV-2 trong cơ thể hay không, mà cần phải làm thêm xét nghiệm Real-time PCR để tìm virus SARS-CoV-2.

5. Test nhanh làm muộn thì có thể cho kết quả dương tính, nhất là sau 2 tuần phơi nhiễm virus SARS-CoV-2, nhưng tiếc là khả năng ngăn ngừa lây lan đã bị trôi qua.

6. Test nhanh còn có giá trị để xác định xem cơ thể đã có kháng thể kháng lại virus SARS-CoV-2 chưa.

7. Test nhanh âm tính mà xét nghiệm Real-time PCR dương tính, thì khả năng người đó mới bị nhiễm bệnh trong một vài ngày gần đây, thường là dưới 7 ngày và kháng thể chưa kịp hình thành trong máu.

8. Test nhanh không dùng để khẳng định mắc bệnh COVID-19, vì bản chất của test nhanh là dùng để phát hiện kháng thể.

nỗ hu

Với các thông tin cơ bản nêu trên, có thể kết luận những người có kết quả test nhanh âm tính tuyệt đối không được chủ quan, bạn không được nghĩ rằng mình chắc chắn không mắc COVID-19, mà vẫn phải tuân thủ nghiêm túc việc cách ly đủ 14 ngày. Nên nhớ, việc tự cách ly và theo dõi trong 14 ngày rất quan trọng, nhất khi có khuyến cáo của cơ quan chức năng.

Để bảo vệ sức khỏe cho chính bạn và những người xung quanh,  hãy nghiêm túc thực hiện việc đeo khẩu trang để  ngăn giọt bắn; rửa tay để tránh lây từ tiếp xúc, khi bạn chạm phải các bề mặt đồ vật chứa virus rồi đưa lên mắt, mũi, miệng làm cho virus dễ xâm nhập vào cơ thể; cần nghiêm túc thực hiện giãn cách xã hội, không tập trung đông người; luôn cảnh giác phơi nhiễm virus; cần sống chậm lại một chút, tự tiết chế các nhu cầu ăn uống vui chơi nơi công cộng, giảm việc di chuyển ra khỏi nhà nếu không cần thiết để tất cả được an toàn. Bạn có thể làm việc tại nhà với các thiết bị công nghệ thông tin và vẫn mang lại hiệu quả công việc.

Tác giả: Diệu Thúy (Nguồn Báo sức khỏe đời sống)