Mặc dù ngành y tế và toàn xã hội có nhiều nỗ lực nhưng từ đầu năm đến nay, một số dịch, bệnh như sốt xuất huyết (SXH), sốt rét, viêm não vi-rút, viêm não Nhật Bản... vẫn đang có chiều hướng gia tăng. Thống kê của Bộ Y tế cho thấy:

Từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận hơn 10 nghìn trường hợp mắc SXH tại 41 tỉnh, thành phố, tăng 25,4% so với cùng kỳ năm 2014; 298 trường hợp mắc bệnh viêm não vi-rút...

Tuy mới bước vào mùa hè, nhưng ở nước ta đã xuất hiện các đợt nắng nóng kéo dài, khiến không khí thêm ngột ngạt. Ðây được coi là thời điểm thuận lợi để các dịch bệnh mùa hè như: SXH, tay chân miêng (TCM), thương hàn, tiêu chảy, thủy đậu, viêm não vi-rút, viêm não Nhật Bản... có thể bùng phát. Bên cạnh sự thay đổi về thời tiết, nguyên nhân dẫn đến các bệnh truyền nhiễm gia tăng còn do môi trường sống bị ô nhiễm nặng tại nhiều thành phố; điều kiện vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân chưa bảo đảm, thiếu khoa học; nhất là ở khu vực nông thôn, một số người dân có thói quen ăn tiết canh, gỏi tôm, cá..., dễ dẫn đến mắc một số bệnh như: liên cầu lợn, tiêu chảy, cúm A(H5N1), cúm A(H7N9)... Ngoài ra, hiện nay người dân mới chỉ quan tâm đến tiêm phòng cho trẻ dưới một tuổi, chứ chưa chú trọng cho trẻ tiêm nhắc lại; chưa quan tâm tiêm một số loại vắc-xin phòng các bệnh khác như cúm, thủy đậu, rubella...

Theo các chuyên gia y tế, mọi người dân đều có thể mắc các bệnh truyền nhiễm vào mùa hè, nhưng đối tượng dễ mắc nhất là trẻ em và người già. Vì vậy, ngành y tế cần có sự chủ động hơn nữa trong phòng, chống các bệnh mùa hè; tập trung giám sát tình hình dịch bệnh, xử lý triệt để các ổ dịch mới phát sinh, khống chế không cho dịch lây lan ra cộng đồng. Chuẩn bị cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện, thuốc, hóa chất; thực hiện nghiêm công tác thu dung, điều trị, cách ly người bệnh... Các cấp chính quyền cần coi công tác phòng, nỗ hu là một trong những nhiệm vụ chính trị, gắn liền với thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tiếp tục chỉ đạo các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị xã hội phối hợp chặt chẽ ngành y tế trong công tác tuyên truyền, vận động các bậc cha mẹ có con nhỏ, cũng như huy động cộng đồng tham gia tích cực hơn nữa trong công tác phòng, nỗ hu nói chung và các dịch bệnh truyền nhiễm mùa hè nói riêng.

Bên cạnh đó, người dân cần tích cực tham gia phòng, nỗ hu bằng những hành động và việc làm thiết thực. Nhất là thực hiện tiêm chủng cho con em, bản thân mình đối với những bệnh có thể phòng được bằng vắc-xin tiêm chủng. Những bệnh chưa có vắc-xin phòng ngừa như TCM, SXH... cần thực hiện tốt những khuyến cáo của ngành y tế, trong đó chú ý vệ sinh cá nhân và rửa tay thường xuyên bằng xà-phòng, nhất là trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Tổ chức khơi thông cống, rãnh, phát quang bụi rậm, diệt bọ gậy, ngủ màn và vệ sinh môi trường chung quanh nơi sinh sống. Khi bản thân và người thân trong gia đình nghi bị bệnh, cần đến ngay các cơ sở y tế nơi gần nhất để được tư vấn và điều trị kịp thời... Có như vậy, công tác phòng, nỗ hu mới thật sự chủ động, tạo nên hiệu quả cao nhất để giảm thiểu nguy cơ các dịch bệnh truyền nhiễm mùa hè bùng phát.

 

Nhân dân