Dịch bệnh từ động vật lây sang người hết sức nguy hiểm, đòi hỏi chúng ta cần phải có biện pháp phòng ngừa hữu hiệu. Từ đầu thế kỷ 21 tới nay, khoảng 70% các đại dịch nguy hiểm là do từ động vật lây sang người. Bệnh truyền nhiễm từ động vật lây sang người đã khiến 2,4 tỷ người mắc bệnh và 2,2 triệu người tử vong. Trong 2 năm vừa qua Ngày 5/2/2015, Ban chỉ đạo phòng, nỗ hu ở người TƯ tổ chức hội nghị trực tuyến triển khai triển khai công tác phòng, nỗ hu , an toàn thực phẩm và đảm bảo các hoạt động y tế Tết Ất Mùi năm 2015 tại 63 điểm cầu trên toàn quốc. Dự và chỉ đạo điểm cầu tỉnh Ninh Bình – Đồng chí Lê Văn Dung – Phó Chủ tịch UBND tỉnh, đồng chí Lê Hữu Quý – Giám đốc Sở Y tế, cùng đại diện lãnh đạo các Sở, ban ngành liên quan.
Xem hình

Tại hội nghị, các đại biểu nghe báo cáo về tình hình dịch bệnh mùa đông - xuân năm 2015: đây là thời điểm dịch bệnh có nguy cơ bùng phát cao như bệnh sởi, ho gà, cúm đang diễn biến phức tạp trên thế giới. Năm 2014 ghi nhận trên 5.600 trường hợp xét nghiệm dương tính với sởi tại 63 tỉnh thành phố; năm 2015, báo cáo giám sát từ các tỉnh, thành phố trong tháng 1/2015 ghi nhận 133 trường hợp SPB nghi sởi, giảm 80,1% so với cùng kỳ năm 2014. trong đó có 28 trường hợp xét nghiêm dương tính sởi tại 13 tỉnh, thành phố; đặc biệt tại bệnh viện Nhi Trung ương đã ghi nhận 21 trường hợp bệnh nhân sởi xét nghiệm dương tính tại 10  tỉnh, thành phố. Các trường hợp mắc sởi chủ yếu ở trẻ dưới 2 tuổi, trong đó trẻ dưới 9 tháng là 13 trường hợp chiếm 61,9 %... Đồng thời, Bộ nhấn mạnh tới kết quả chiến dịch tiêm vét vác xin sởi năm 2014 và chiến dịch tiêm vắc xin sởi – rubella năm 2014-2015. Đối với bệnh ho gà cũng diễn biến phức tạp, toàn quốc trong năm 2014 đã ghi nhận 81 trường hợp mắc, riêng tháng 1 năm 2015 đã ghi nhận 16 trường hợp mắc ho gà trong đó có 6 trường hợp dương tính với ho gà, không có trường hợp tử vong. Theo nhận định của Bộ Y tế, số trường hợp mắc sởi và ho gà tiếp tục ghi nhận trong thời gian tới có thể xảy ra một số ổ dịch nhỏ, tình hình dịch cúm gia cầm như cúm A(H7N9),  cúm A(H5N1), cúm A(H5N8)…có xu hướng gia tăng trên thế giới cũng như trong nước. Tại Việt Nam, năm 2014 đã ghi nhận 2 trường hợp tử vong cúm A(H5N1) tại Bình Phước và Đồng Tháp. Năm 2015 chưa ghi nhận trường hợp mắc nào.vì vậy Bộ Y tế  yêu cầu các đơn vị y tế dự phòng các địa phương tích cực chỉ đạo triển khai công tác phòng, nỗ hu truyền nhiễm năm 2015 nhằm khống chế không để ổ dịch xảy ra trên diện rộng. Cụ thể: triển khai các biện pháp giảm mắc; các biện pháp giảm tử vong; triển khai đồng bộ công tác truyền thông; đảm bảo tốt công tác hậu cần; đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát…

  Trong lĩnh vực An toàn thực phẩm mùa lễ hội: tập trung tuyên truyền nâng cao kiến thức, thái độ thực hành về an toàn thực phẩm cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, UBND các cấp chỉ đạo các ban ngành liên quan cung nhau phối hợp thực hiện có hiệu quả công tác này. Đồng thời tăng cường công tác thanh, kiểm tra có trọng tâm trọng điểm. thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành từ Trung ương đến địa phương; tăng cường việc lấy mẫu sản phẩm: rượu, rau quả nhập khẩu…khi có sản phẩm không đạt tiêu chuẩn thì phải công bố trên phương tiện thông tin đại chúng.

Đảm bảo công tác khám chữa bệnh trong dịp Tết: Bộ Y tế chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh tăng cường đảm bảo công tác khám, chữa bệnh Tết. Sẵn sàng đáp ứng phòng, nỗ hu , cấp cứu tai nạn giao thông, ngộ độc thực phẩm, tai nạn hàng loạt; thường trực chỉ đạo công tác khám, chữa bệnh; tổ chức đoàn kiểm tra, tổ chức động viên người bệnh, cán bộ nhân viên của bệnh viện; thường trực báo cáo tình hình khám, chữa bệnh Tết. Đồng thời, đưa ra các biện pháp tuyên truyền trong dịp Tết Nguyên Đán dưới nhiều hình thức về công tác phòng, chống dịch bệnh như: pa nô, tờ rơi, tuyên truyền trên hệ thông loa 3 cấp qua đó nâng cao nhận thức cho nhân dân. Nắm chắc thông tin kịp thời về tình hình dịch bệnh, công tác an toàn vệ sinh thực phẩm. Chủ động cung cấp thông tin cho các cơ quan thông tin đại chúng để thông tin kịp thời cho người dân chủ động phòng ngừa dịch bệnh. Cung cấp địa chỉ truyền thông được cập nhật, đăng tải trên cổng thông tin điện tử Bộ Y tế, trang tin điện tử của Cục Y tế dự phòng. Phối hợp chặt chẽ với các Vụ, Cục, Bệnh viện Trung ương để nắm kịp thời tình hình dịch bệnh. Chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan khen thưởng những tập thể, cá nhân làm tốt công tác đảm bảo an toàn công tác y tế trong dịp Tết, lễ hội. Các địa phương cập nhật thông tin về diễn biến dịch bệnh sởi, cúm, ho gà kịp thời.

Các điểm cầu tham gia thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác phòng, nỗ hu nói chung và công tác phòng, nỗ hu mùa đông – xuân, an toàn vệ sinh thực phẩm Tết Ất Mùi nói riêng của từng địa phương, qua đó giúp công tác phòng, nỗ hu đạt hiệu quả cao hơn.

Kết luận hội nghị, đồng chí Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế yêu cầu các địa phương trong cả nước tăng cường công tác phòng, nỗ hu ; tăng cường  số lần tiêm, số lần tiêm, đảm bảo dây chuyền lạnh bảo quản vắc xin;  tích cực tuyên truyền phong trào vệ sinh yêu nước dưới nhiều hình thức để nhân dân, phụ huynh có con em trong độ tuổi tiêm chủng hiểu được lợi ích của việc phòng, nỗ hu , đưa con em đến cơ sở y tế trong các chiến dịch tiêm chủng; tuyên truyền cho nhân dân về phòng, chống dịch bệnh mùa Đông – Xuân; Tăng cường kiểm tra, xử phạt vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm, nhất là vào thời điển Tết Ất Mùi. Tăng cường vai trò của ngành nông nghiệp, công thương trong kiểm tra, kiểm soát thực phẩm; tăng cường điều trị các dịch bệnh tại các bệnh viện, tránh quá tải. Đồng thời tăng cường truyền thông nâng cao năng lực về chất lượng khám chữa bệnh tại bệnh viện tuyến tỉnh, huyện để giảm tải tuyến trên với khẩu hiệu “ chung tay giảm tải bệnh viện và làm hài lòng người bệnh”, cải cách thủ tục hành chính, chống nhiễm khuẩn bệnh viện, chống nhiễm chéo, có chiến lược truyền thông để thay đổi cách nhìn của dư luận với ngành y tế.

Thu Minh

 

 

Tác giả: Thu Minh