Trong tình hình hiện nay, điều kiện vệ sinh môi trường chưa đảm bảo, con người ta dễ bị nhiễm vi khuẩn bất cứ lúc nào. Nhiễm khuẩn do nhiễm bẩn, vi khuẩn ở trong không khí, trong nước, trong mọi vật xung quanh ta đều có vi sinh vật sống và việc ăn uống mất vệ sinh là nguyên nhân dẫn đến bệnh tiêu chảy mà hiện nay Y học gọi là bệnh tiêu chảy cấp.
Xem hình
Ảnh minh hoạ (Nguồn: Internet)

Vậy, bệnh tiêu chảy cấp là gì?

          Bệnh tiêu chảy cấp là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường tiêu hóa, do vi khuẩn gây nên là dạng bệnh lý thường gặp nhất đối với mọi lứa tuổi. Hiện tượng này xảy ra khi có số lần đi tiêu trên 3 lần, phân nhão sệt hoặc lỏng như nước có màu vàng nâu hoặc trắng đục. Đau bụng, buồn nôn và nôn là một số triệu chứng đi kèm.

          Tiêu chảy gồm 2 loại: Tiêu chảy cấp xảy ra đột ngột, nhưng chỉ kéo dài vài ngày có khi tới hơn 1 tuần, nhưng không quá 2 tuần.Tiêu chảy mạn tính, là tiêu chảy kéo dài trên 2 tuần, 1 tháng, có khi hơn nữa, có ngày tiêu chảy ít, có ngày tiêu chảy nhiều, có ngày tưởng như khỏi bệnh nhưng lại tái phát ngay. Loại tiêu chảy mạn tính ít gặp hơn tiêu chảy cấp, nhất là ở trẻ em.

          Bệnh tiêu chảy có thể phối hợp với các bệnh nhiễm trùng khác như: sốt rét, sởi, hóa chất hoặc do lạm dụng kháng sinh có thể gây ra tiêu chảy cấp bởi sự tăng trưởng mạnh và sinh độc tố của Clortridium difficile. Dựa trên thực tế lâm sàng, bệnh tiêu chảy có thể chia ra 6 hình thức lâm sàng sau:

          1. Tiêu chảy đơn thuần do các căn nguyên gây bệnh đặc hiệu, loại bệnh nặng không quan trọng về quản lý, điều trị bằng cách bù nước với dung dịch gồm: nước, glucoza, chất điện giải.

          2. Tiêu chảy có máu còn gọi là bệnh lỵ, gây ra bởi Shigenlla, E.Coli và một vài vi khuẩn khác. 

          3. Bệnh tiêu cháy kéo dài: khi triệuchứng tiêu chảy kéo dài trên 14 ngày. 

          4. Bệnh tiêu chảy nặng như bệnh tả. 

          5. Bệnh tiêu chảy ít kèm theo nôn, điển hình là bệnh viêm dạ dày ruột do virus, bệnh do độc tố như độc tố của Staphylococcus aureus, bacillus cereus hoặc Clostridium perfringens. 

          6. Viêm đại tràng xuất huyết, có tiêu chảy mất nước, trong phân có máu nhưng không sốt hoặc có bạch cầu trong phân. 

          Từ các hình thái lâm sàng khác nhau như đã nêu trên, nhưng nguyên nhân chính dẫn đến bệnh tiêu chảy chiếm tỉ lệ cao nhất hiện nay vẫn là yếu tố bội nhiễm từ bên ngoài vào cơ thể con người, thường gặp là do ăn uống phải thức ăn có mang vi khuẩn, sử dụng các vật dụng không đảm bảo vệ sinh.

          Vì thế mọi người chúng ta cần lưu ý các điểm sau đây để phòng bệnh tiêu chảy:

          * Rửa tay trước khi ăn, sau khi đi tiêu.

          * Bảo vệ, lọc, tiệt khuẩn clo hoặc Aquatabs nguồn nước.

          * Trong mùa nắng nóng không đi tiêu xuống sông, không đổ rác bừa bãi hoặc quăng xác xúc vật chết xuống sông.

          * Đảm bảo vệ sinh tuyệt đối ở các nhà trẻ, đặc biệt thường xuyên rửa tay bàng xà phòng và nước.

          * Khử trùng sữa và các sản phẩm từ sữa.

          * Thức ăn phải được nấu chín và ăn ngay không để quá 4 giờ, nếu muốn ăn lại thì phải nấu.

          * Ngành thú y cần quản lý lò mổ súc vật để hạn chế đến mức độ thấp nhất sự nhiễm các chất từ ruột xúc vật vào thịt.

          Để phòng ngừa bệnh cẩn giữ vệ sinh ăn uống, an toàn thực phẩm, thực hiện ăn chín uống sôi, giữ vệ sinh cá nhân, thực hiện đúng các yêu cầu sử dụng nước sạch, nhất là trong mùa nắng sắp đến để ngăn dịch bệnh tiêu chảy cấp.

 

Tác giả: TT TTGDSK