Sau  99  ngày  không  có  ca  nhiễm  COVID-19  trong  cộng  đồng.Tuy nhiên, từ  ngày 23/7/2020 đến nay các bệnh viện đã phát hiện nhiều ca bệnh COVID-19 mới, trong đó có nhân viên y tế và tất cả đều chưa xác định được nguồn lây. Trước diễn biến rất phức tạp, nguy hiểm của dịch COVID-19, đặc biệt tại Thành phố Đà Nẵng, nhằm bảo đảm an toàn cho người bệnh, nhân viên y tế và cộng đồng. Ngày 27/7/2020 Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid -19 có công điện Số:1158/CĐ-BCĐQG ngày 27/7/2020, đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương,  Giám đốc Sở Y tế, Giám đốc bệnh viện, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan nghiêm túc thực hiện ngay các việc sau:

1. Giám đốc các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khẩn trương rà soát, củng cố và thực hiện thật nghiêm các quy định về các biện pháp phòng và kiểm soát lây nhiễm dịch bệnh đã ban hành. Lập danh sách và theo dõi tất cả nhân viên y tế, người bệnh

liên quan đến các thông báo khẩn của Bộ Y tế và những người có yếu tố dịch tễ.

2. Tăng cường các biện pháp sàng lọc, chỉ định xét nghiệm sớm SARS-CoV-2 đối với người bệnh, nhân viên y tế có biểu hiện nghi ngờ, kể cả trường hợp có tiền sử dịch tễ chưa rõ ràng để phát hiện sớm ca bệnh, cách ly kịp thời. Tuyệt đối không để tình trạng phát hiện muộn ca bệnh.

3. Triển khai áp dụng đánh giá mức độ an toàn phòng chống dịch theo Quyết định số 3088/QĐ-BYT ngày 16/7/2020 về việc ban hành “Bộ Tiêu chí Bệnh viện an toàn phòng chống  dịch COVID-19 và các dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp”, báo

cáo đầy đủ theo hướng dẫn của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh. Rà soát, phát hiện

toàn bộ các nguy cơ thiếu an toàn phòng chống dịch của bệnh viện và khẩn trương khắc phục các vấn đề tồn tại ngay sau khi đánh giá.

4. Giao Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Thanh tra Bộ,  Sở Y tế  trực tiếp chỉ

đạo, kiểm tra, đôn đốc các cơ sở y tế trực thuộc thực hiện nghiêm Công điện này; HỎA TỐC báo cáo lãnh đạo Bộ Y tế, UBND tỉnh, thành phố xem xét tạm dừng hoạt động các bệnh viện nếu xếp loại “không an toàn”.

 

Tác giả: Diệu Thúy